Nhan đề: Chim khách kêu

Tác giả: Nguyễn Kiên.

Nhà xuất bản: Quân đội Nhân dân Năm xuất bản: 2014.

Số trang: 228 tr. Khổ: 13 x 20,5cm.

Tuan2-T4.2018

NỘI DUNG

Với tác phẩm đầy ắp hơi thở của cuộc sống, có chỗ đứng trong lòng bạn đọc, Nguyễn Kiên đã xác lập được chỗ đứng của mình tại Hội Nhà văn Việt Nam với tư cách là một nhà văn chuyên nghiệp.

Sinh ra và lớn lên ở làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông, Nguyễn Kiên chỉ là bút danh, còn tên cha mẹ đặt cho ông là Nguyễn Quang Hưởng. Năm 1947, tình cờ có Đội Tuyên truyền xung phong của Tổng bộ Việt Minh qua làng, cậu bé Hưởng nằng nặc xin mẹ đi theo.

Trong hành trang kiến thức của Quang Hưởng ngày ấy chỉ có một ít chữ Nho do người bố, vốn là ông đồ dạy cho và một ít chữ Quốc ngữ mấy năm học tiểu học. Lên đến chiến khu Việt Bắc, Quang Hưởng được biên chế vào Đội Thiếu nhi Tuyên truyền xung phong.

Những bài học văn chương đầu tiên nơi chiến khu gian khổ chẳng những giúp Quang Hưởng thêm được nhiều điều mà còn nhen lên trong anh ngọn lửa đam mê sáng tác văn học. Quang Hưởng học viết và cặm cụi viết.

Năm 1956 cuốn sách mang nhan đề “Những ngày đi lưu động” dày 100 trang của tác giả Nguyễn Kiên, một cái tên mới toanh trong làng văn được ra mắt bạn đọc nhỏ tuổi cả nước. Nội dung cuốn sách và tác giả trẻ Nguyễn Kiên (bút danh của Nguyễn Quang Hưởng) đã được nhà văn Nguyễn Huy Tưởng rất chú ý.

Là một người luôn quan tâm tới các cây bút trẻ, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng cho mời Nguyễn Kiên tới trò chuyện và khuyên: Muốn thành người viết văn phải đi nhiều, biết nhiều, đọc nhiều và học nhiều. Ông gợi ý cho Nguyễn Kiên phải đi thực tế. Nguyễn Kiên đã  làm theo lời khuyên ấy và tiếp tục khoác ba lô xuống các hợp tác xã nông nghiệp thuộc tỉnh Hà Đông (cũ).

Với chức danh là Ủy viên Ban Chấp hành tỉnh Đoàn Hà Đông, cây bút trẻ Nguyễn Kiên xin được xuống các hợp tác xã nông nghiệp “ba cùng” với bà con nông dân. Sau những ngày thâm nhập thực tế, Ông đã có thêm một số tập truyện ngắn mới như: “Đồng tháng năm”, “Trong làng”, “Đáy nước”.

Ngày 04/10/2002 tại Thư viện Quốc gia Bangkok – Thái Lan đã diễn ra cuộc gặp mặt của các nhà văn được nhận giải thưởng văn học Đông Nam Á với độc giả.Tại cuộc gặp mặt này, nhà văn Việt Nam Nguyễn Kiên đã vinh dự đứng lên bục diễn giả giới thiệu với bạn bè văn chương quốc tế và những người yêu mến văn học tập truyện ngắn “Chim khách kêu” của Ông. “Chim khách kêu” đã trở thành sứ giả của văn chương Việt Nam ở diễn đàn khu vực.

Quyển “Chim khách kêu” đằng sau mỗi nhân vật, thân phận, cốt truyện của Ông đều ẩn chứa một sự chiêm nghiệm, một triết lý nhân sinh khiến người đọc phải suy ngẫm.

 

Thư viện trân trọng giới thiệu cùng quý Bạn đọc!

 

Bài trước“Ươm mầm xanh tri thức”: Tiếp thêm động lực nhiều sinh viên, học sinh vượt khó
Bài tiếp theoThông báo về việc xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng Đại học hệ chính quy năm 2018

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây