Nhan đề: Chu Văn An & người học trò áo xanh.

Tác giả: Hoàng Yến.

Nhà xuất bản: Văn học. Năm xuất bản: 2008.

Số trang:  161 tr. Khổ: 10 x 18 cm.

 

Tuan3_T11.2018

 

NỘI DUNG

 

Thuở còn rất nhỏ, có lần mẹ dắt đi xem một tuồng hát có tên là Thất trảm sớ, trí nhớ trẻ con không còn gì để lục lọi, nhưng hình ảnh Chu Văn An vẫn choán đầy khoang kí ức. Lớn lên biết đọc sách sử, càng say sưa, càng kính phục con người này đến bội phần. Ngày bước chân vào Văn Miếu – Quốc Tử Giám, cứ cảm giác như pho tượng đẹp đẽ bội phần kia không phải là tượng, là Chu Văn An với nỗi đau đời vẫn hiển hiện.

 

Cũng từ lúc nhỏ, tôi nhớ một câu chuyện được lưu truyền trong dân gian rằng, vì tài đức của Người không chỉ vang danh thiên hạ mà còn lan đến cả trời đất, nên có vị thủy thần cũng hóa thân thành người trần để được theo học. Cuối cùng, người học trò ấy đã cãi mệnh trời, làm một trận mưa cho dân lành thoát nạn hạn hán… Không hiểu sao, cái truyền thuyết ấy cũng đầy mê hoặc đối với tôi, hơn cả mọi câu chuyện nào khác trong huyền sử. Dẫu biết rằng câu chuyện này do tấm lòng yêu mến của người đời đối với Chu Văn An tạo nên, hơn là chuyện có thật. Nhưng đằng sau vẻ huyền bí ấy, là gì nếu không phải dấu ấn sâu đậm của thầy Chu trong tâm khảm nhân dân, là triết lý sâu sắc về sự hòa hợp giữ người và thần trong cái đạo làm người trên cõi thế!

 

“Chu Văn An & người học trò áo xanh” là cuốn sách kể về những câu chuyện về tình thầy trò của một người thầy chuẩn mực bậc nhất Việt Nam, như thể cái tôi lương thiện cao cả đã dành cả cuộc đời mình cho nghề nhà giáo.

 

Dân ta khi nói về thầy Chu Văn An, ai cũng một lòng ngưỡng mộ, vì thầy là một bậc hiền nho, một tấm gương tiết tháo, suốt đời không màng lợi danh. Thầy có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo. Nhận thấy tài năng và đức độ của thầy, vua Trần Minh Tông (1300-1357) mời ra làm Tư nghiệp trường Quốc Tử Giám, dạy học cho thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông tương lai.

 

Một trong những nguyên tắc cốt yếu để cảm hóa học trò của thầy Chu Văn An chính là: muốn dạy bảo trò tốt thì thầy phải nghiêm, phải luôn là tấm gương đạo đức cho học trò.

 

Đọc những câu chuyện mà Chu Văn An đã dạy cho những người học trò, giúp ta hiểu thêm những đạo lý làm người, một giai thoại về Chu Văn An để nói rằng tài đức chính là sức mạnh cảm hóa quỷ thần. Hình ảnh thầy Chu đã khắc mãi trong lòng người dân Việt Nam và truyền mãi ngàn năm………

 

Thư viện trân trọng giới thiệu cùng quý Bạn đọc!

Bài trướcNhững gương mặt giáo dục Việt Nam – 2007
Bài tiếp theoGương mặt nhà giáo

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây