Nhan đề: Làng khoa bảng và danh nhân làng khoa bảng Việt Nam.

Biên soạn: Sông Lam.

Nhà xuất bản: Thanh niên Năm xuất bản: 2016.

Số trang: 227 tr. Khổ: 13 x 20,5cm.

NỘI DUNG

Tuan2-T5.2018

 

Suốt chiều dài lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, giáo dục và khoa cử Nho học giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong việc đào tạo nhân cách, rèn giũa tài năng cho biết bao con người, bao vị quan lại, trong đó, nhiều người về sau trở thành nhân tài, đem hết tài năng, trí tuệ phụng sự triều chính và đất nước; nhiều người trở thành niềm tự hào của gia đình, trở thành “biểu tượng” của làng xã…

Một trong những đặc điểm nổi bật trong truyền thống hiếu học và khoa bảng của nhiều vùng quê Việt Nam là những người đỗ đạt thường tập trung trong một số gia đình, dòng họ, nên gọi là các gia đình, dòng họ khoa bảng, từ đó làm hình thành các làng khoa bảng.

Làng khoa bảng là làng của các cộng đồng dân cư người Việt Nam ở nông thôn (chủ yếu ở cùng châu thổ Bắc bộ) có nhiều người đỗ đạt cao qua các kỳ thi của Nhà nước phong kiến.

Kể từ khi Nhà nước phong kiến mở khoa thi kén chọn người hiền tài ra giúp nước cho đến khoa thi cuối cùng, làng Thổ Hoàng đã có hàng trăm người đỗ cử nhân, tú tài ở các kỳ thi Hương, 12 người đỗ đại khoa và là một trong mười hai ngôi làng có nhiều người đỗ đạt cao nhất nước.

Tiêu biểu nhất trong các nhà khoa bảng của làng là cụ Nguyễn Trung Ngạn, mới 15 tuổi đã đỗ Hoàng giáp, vị Hoàng giáp đầu tiên của nền khoa cử Việt Nam. Từ đó cho đến nay, những người con của làng Thổ Hoàng Cả vẫn luôn giữ gìn những danh thơm đó để phấn đấu học tập.

Những dịp tết đến xuân về, con cháu quây quần đông đủ lại là dịp để các cao niên cùng ngồi lại và đánh giá lại những thành tích học tập của dòng họ trong năm qua. Không chỉ quan tâm, thăm hỏi thường xuyên, những món quà động viên tinh thần dành cho những thế hệ tương lai của đất nước cũng đóng góp một phần không nhỏ khơi dậy niềm hăng say học tập của các em học sinh.

Sách giới thiệu sơ lược về làng và một số danh nhân tiêu biểu của làng. Những đại khoa có những đóng góp to lớn, mang lại danh tiếng cho làng như: Giáo sư Hoàng Minh Giám; nhà văn Hoàng Ngọc Phách; nguyên phi Ý Lan, danh sĩ Cao Bá Quát; danh tướng Trần Nguyên Hãn…

Thư viện trân trọng giới thiệu cùng quý Bạn đọc!

Bài trướcSinh viên rộn ràng giai điệu tuyên truyền ca khúc cách mạng
Bài tiếp theoCơ hội làm việc tại Bảo hiểm Nhân thọ AIA dành cho sinh viên

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây