Nhan đề: Phương pháp đọc sách tốt nhất cho học sinh

Tác giả: Phạm Lan Anh

Nhà xuất bản: Thanh niên

 

KỲ 1: ĐỌC SÁCH QUAN TRỌNG NHẤT LÀ SỰ BỀN BỈ

Khi đọc sách với tâm trạng không thoải mái, không thích thú thì sẽ bị hạn chế rất nhiều và hiệu quả cũng rất thấp. Đặc biệt người có kết quả học tập không tốt thì càng hay có tâm trạng như vậy. Do đó, việc bồi dưỡng tâm lý đọc và học cũng quan trọng như việc tìm hiểu mục đích của việc đọc và học.

Nếu hằng ngày bạn đọc với ý nghĩ rằng “Mình không thể làm được” thì chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất chán nản, thất vọng, mất tình thần và luôn cảm thấy mình là người thất bại. Vì vậy, bây giờ bạn hãy hít một hơi thật sâu và nói với bản thân rằng: “Mình có thể làm được”. Trên đời này không có việc gì là không làm được, vấn đề bạn có chịu làm hay không.

“Mình có thể làm được” chỉ là câu nói rất đơn giản, khi nó đã trở thành một phần trong tâm trí bạn, thì sẽ luôn ảnh hưởng đến bạn. Khi bạn tin tưởng bản thân mình có thể làm được thì đó sẽ là ngưỡng cửa để bước đến sự thành công.

“Đọc sách quan trọng nhất là sự bền bỉ” câu nói của tác giả Phạm Lan Anh đáng để chúng ta suy nghỉ và phấn đấu. Học tập hay đọc sách luôn là một quá trình phấn đấu lâu dài. Nếu bạn có hứng thú đọc, luôn mong muốn mở rộng kiến thức và sự kiên trì, bền bỉ thì bạn có thể được thành công trong học tập. Bền chí chính là thử thách nghị lực trong việc học tập đối với một người.

Để đọc có hiệu quả thì cần yếu tố gì? Không phải tốc độ, càng không phải là đầu cơ kiếm lời, mà chính là sự bền bỉ.

Có người hiểu nhầm rằng tăng nhanh tốc độ thì có thể đọc được càng nhiều sách. Điều này xét qua thì rất có lý nhưng thực tế thì không hẳn là như vậy. Bởi việc đọc cần coi trọng sự thống nhất về cả chất và lượng. Nếu chỉ làm tăng về số lượng coi trọng tốc độ thì cơ bản cũng tương đương không hấp thu được kiến thức. Có thể thấy rằng, vấn đề then chốt của việc đọc sách chắc chắn không phải là tốc độ.

Cho nên có thể nói, có thể đọc một cách kiên trì bền bỉ, thì cho dù mỗi ngày bạn chỉ tận dụng thời gian rất ít, nhưng ngày nào bạn cũng chăm chỉ đọc thì sau một thời gian, bạn có thể phát hiện lượng kiến thức của bản thân đã được tăng lên rất lớn. Vậy để việc đọc có hiệu quả tốt thì bạn cần phải nhớ điều quan trọng là: phải kiên trì liên tục thì mới có thể không ngừng vượt lên chính bản thân mình.

Bên cạnh sự kiên trì bền bỉ bạn cũng cần phải có thái độ khiêm tốn khi đọc. Nhà tâm lý Chu Hi đã từng nói: “Đọc sách nhất thiết phải khiêm tốn mới được”. Đừng nghĩ rằng đọc vài quyển sách thì cho rằng mình hơn người, có thái độ tự mãn, kiêu ngạo.

Một người có thái độ khiêm tốn thì có thể phát hiện ra sự thiết sót của bản thân. “Núi cao thì có núi khác cao hơn, người mạnh thì có người khác mạnh hơn”. Trong hành trình đi tìm kiếm tri thức, không nên mang theo thái độ tự mãn, kiêu ngạo. Nếu chúng ta cho rẳng một gáo nước biển được múc từ biển cả thành chính bản thân đại dương, thì há chẳng phải đáng cười hay sao? Một thái độ khiêm tốn trong nghiên cứu, học tập đúng mực sẽ có giá trị hơn biết bao.

Thư viện trân trọng giới thiệu cùng quý bạn đọc. Mời các bạn đón nghe kỳ sau phần Các kỹ xảo đọc sách.

KỲ 2: Các kỹ xảo đọc sách

“Đọc sách không chỉ đơn giản là xem sách” đó là tiêu đề đầu tiên mà tác Phạm Lan Anh muốn khẳng định trong phần các kỹ xảo đọc sách.

Rất nhiều người cho rằng đọc sách là xem sách. Thực ra, đối với người đọc sách thông thường thì đọc chính là được biểu hiện của hình thức xem thông qua con người. Nhưng thực ra, để việc đọc có hiệu quả tốt nhất thì chúng ta phải xem xét đến các phương diện như nội dung cuốn sách, thời gian đọc và các phương pháp đọc. Cho nên “xem sách” chỉ là một hình thức biểu hiện của việc đọc.

Đọc giúp mở rộng tầm nhìn

Nếu muốn nhìn được càng xa hơn nữa thì nhất thiết phải đứng ở nơi cao hơn. Nếu muốn cho tầm mắt của bản thân được mở rộng hơn nữa thì phải không ngừng trau dồi, nâng cao kiến thức của bản thân.

Một học giả đã từng nói rằng: “Lịch sử làm cho con người sáng suốt, thơ ca làm cho con người hoạt bát, toán học làm cho con người chu đáo tỉ mỉ, khoa học làm cho con người uyên bác, luân lý học làm cho con người trang trọng,.. tất cả những gì học được đều sẽ trở thành một phần tính cách con người bạn”. Câu nói này đã nói rất rõ ràng, những người có kiến thức uyên bác, yêu thích đọc sách thì có thể làm cho bản thân trở nên ngày càng tốt hơn, hoàn thiệt hơn, từ đó tránh được những sai phạm, giảm bớt lỗi lầm và thất bại.

“Tầm mắt được mở rộng ra trong quá trình đọc, mở rộng chính là biết cách sử dụng kiến thức đó đọc được trong thực tiễn”. Thông qua việc đọc để lấy kiến thức, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn, để cho thực tiễn kiểm nghiệm lại tính chính xác của kiến thức, như thế thì tầm nhìn của bạn sẽ được mở rộng cùng với sâu sắc thêm của nhận thức. Đọc sách có lợi ích rất lớn đối với sự trưởng thành của mỗi cá nhân.

Kỳ này Thư viện xin giới thiệu đến quý độc giả các tiêu đề trong quyển sách như sau:

Đọc có thể giúp làm đẹp tâm hồn.

Đọc là một phần kiến thức, cần phải có phương pháp để đọc có hiệu quả

Lưu ý đến các mốc chỉ dẫn trong bài văn

Xác định rõ ràng mục đích đọc

Tìm ra phương pháp đọc thích hợp với bản thân

Lập kế hoạch cho việc đọc

Định mức mỗi ngày

Hứng thú sẽ làm tăng cường hiệu quả đọc và học

Làm thế nào để có hứng thú đọc

Làm thế nào để học các môn học mà mình không hứng thú

Mạnh dạn suy đoán… và còn nhiều vấn đề khác liên quan

Tất cả những vấn đề này đều có trong quyển sách “Phương pháp đọc sách tốt nhất cho học sinh”. Tuần sau Thư viện sẽ giới thiệu đến quý độc giả kỳ 3 đó là phần “lập kế hoạch cho việc đọc”.

KỲ 3: Lập kế hoạch cho việc đọc sách

Sống thì cần phải có mục tiêu, việc đọc sách thì phải cần có mục tiêu. Nhưng nếu cần đảm bảo thực hiện được mục tiêu của việc đọc, thì nhất thiết phải thiết lập ra kế hoạch đọc.

Kế hoạch đọc được lập ra cho các giai đoạn từ thời thơ ấu, thiếu niên, thanh niên, trung niên và về già. Khi thiết lập kế hoạch đọc dài hạn thì cần phải xem xét đến các nhân tố dưới đây: quy định rõ ràng thời gian mà bạn sử dụng, căn cứ theo học thức, sở trường của bạn; xem xét đến tính chất công việc, tình trạng sức khỏe, điều kiện gia đình…, trên cơ sở đó thiết lập một kế hoạch thiết thực và khả thi. Ví dụ như đặt ra các câu hỏi như: phương hướng chính trong một thời gian dài là gì? Nghiên cứu của bản thân phải đạt đến mức độ nào? Đọc những sách gì? Toàn bộ quá trình cần phải phân ra thành mấy giai đoạn để thực hiện? Thành quả cuối cùng là gì?… Khi có được kế hoạch cụ thể như vậy mới có thể hướng quỷ đạo đọc và học của bản thân có được một trục chính để xác định, không bị mất phương hướng hoặc phân tán.

Đương nhiên, kế hoạch đọc lâu dài không thể giữa nguyên không thay đổi được, mà cùng với sự thay đổi của năm tháng, sự đổi mới của kiến thức, sự thay đổi tình hình cụ thể của bản thân. Điều đáng nhấn mạnh là việc lập nên kế hoạch đọc lâu dài có tính chất chiến lược, cần phải mạnh dạn, thận trọng và làm một cách khoa học. Một khi đã lập ra thì không nên dễ dàng thay đổi, chỉnh sửa, bỏ dở. Nếu lở kết quả thu được không được nhiều, dễ mất phương hướng, mất mục tiêu, cảm thấy lẫn lộn mơ hồ khi đọc sách.

Trên đây chỉ là một phần trong phần kế hoạch lâu dài. Sách còn giới thiệu cho chúng ta nhiều cách, nhiều kế hoạch đọc và học như:

  • Kế hoạch đọc cho thời gian vừa.
  • Định mức mỗi ngày.
  • Hứng thú sẽ làm tăng cường hiệu quả đọc và học.
  • Làm thế nào để có hứng thú đọc.
  • Làm thế nào để học các môn học mà mình không hứng thú.
  • Mạnh dạn suy đoán.
  • Suy đoán từ các đề mục
  • Suy đoán nội dung
  • Cần độc lập suy nghĩ trong khi đọc sách.
  • Tiếp thu rộng rãi các ý kiến bổ ích, triển khai việc thảo luận
  • Bồi dưỡng khả năng đọc sách có hiệu quả cao, có những ký xảo đọc thành thạo…. và còn nhiều vấn đề khác liên quan

Tất cả những vấn đề này đều có trong quyển sách “Phương pháp đọc sách tốt nhất cho học sinh”. Tuần sau Thư viện sẽ giới thiệu đến quý độc giả kỳ 4 cũng là kỳ cuối đó là phần Quản lý thời gian đọc”.

KỲ4: Quản lý thời gian đọc

Hiệu suất đọc sách có quan hệ rất lớn với việc phân chia thời gian đọc sách. Nếu sử dụng não trong thời gian quá lâu thì con người sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Mọi người ai cũng có hiện tượng sinh lý này, không có ngoại lệ. Để ngăn chặn hiện tượng này xảy ra thì cần phải căn cứ vào trọng điểm của việc đọc sách. Rồi tiến hành phân chia thời gian, áp dụng phương pháp đọc ôn lại nhiều lần, như vậy mới đem lại hiệu quả.

Đại loại là thời gian thích hợp nhất để đọc sách có thể phân thành:

  • Sáng sớm (hiệu suất đọc sách vào buổi sáng đặc biệt cao)
  • Ban đêm (hiệu suất đọc sách vào buổi tối đặc biệt cao)
  • Loại trung gian, cho dù sáng sớm, buổi tối đều đọc sách với sức lực dồi dào. Những người thuộc loại này có chút bẩm sinh nhưng phần lớn thói quen được nuôi dưỡng sau này. Do ngày nào cũng như thế, đối với họ thời gian nào đọc sách chẳng có gì khác biệt lớn lắm.

Thực ra dù phân chia thời gian như thế nào, dù đọc sách học tập vào khoảng thời gian nào thì đều phải hiểu được việc làm thế nào để tận dụng thời gian của bản thân một cách thích hợp nhất, nếu chấp hành đúng chỗ, hoặc về cơ bản là không muốn chấp hành, thì coi như mất công bận rộn.

Ban ngày đọc sách, ánh sáng để đọc không thành vấn đề lắm, nhưng đến buổi tối, vấn đề xấu trong điều kiện chiếu sáng có liên quan rất lớn đến hiệu suất đọc sách. Ví như: độ ánh sáng không đủ, mắt sẽ nhanh bị mỏi, rồi cơn buồn ngủ sẽ kéo đến, hoặc là toàn thân mệt mỏi, không muốn xem sách nữa. Đầy đủ ánh sáng là cần thiết nhưng đừng để ánh sáng quá chói mắt, làm hoa mắt, vì thế tốt nhất phía trên của bóng đèn nên đặt một cái chao đèn,…

Việc tạo môi trường tốt để đọc sách rất quan trọng đối với việc nâng cao hiệu suất đọc sách. Môi trường đọc sách nói ở đây tức là chỉ phòng đọc hoặc phòng sách. Một phòng đọc sách tốt sẽ có sự giúp đỡ rất nhiều cho việc nâng cao hiệu suất đọc và thúc đẩy sự tiến bộ trong học tập.

Đọc sách cần một nơi hết sức yên tĩnh mà người ra vào tương đối ít, nhưng một nhà bình thường thì khó làm được điều này, thế thì phải dựa vào bản thân cố gắng hết sức tạo ra.

Những điều dưới đây giới thiệu cách tăng tiến thời gian mà mọi người ai cũng có thể thực hiện:

  1. Đừng luôn muốn trong thời gian ngắn thu được càng nhiều.
  2. Giảm bớt thời gian do dự “đọc cái gì thì tốt”.
  3. Đừng làm hai việc cùng lúc, hoàn thành triệt để một việc trước đã.
  4. Tìm ra thời gian sinh lý thích hợp với bản thân.
  5. Tận dụng có hiệu quả thời gian đang tỉnh táo.
  6. Sử dụng tốt cách quy hoạch thời gian.
  7. Tìm chính xác thời gian đẹp nhất.
  8. Sử dụng tốt thời gian phân tán.
  9. 10 sai lầm lớn khi đọc.
  10. Lười biếng không muốn đọc sách… và còn nhiều vấn đề khác liên quan.

 

Thư viện xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả!

Bài trướcBiết ơn cha mẹ
Bài tiếp theoGia đình môi trường giáo dục đầu tiên của con người

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây