Nhan đề: Văn chương một thời để nhớ – Biển gọi.

Tác giả: Hồ Phương.

Nhà xuất bản: Văn học            Năm xuất bản: 2013.

Số trang: 366 tr.                       Khổ: 13,5 x 21cm

 

NỘI DUNG

Hồ Phương là nhà văn quân đội, là “nhà văn của những dòng ngợi ca” như người ta vẫn thường nói. Tuy nhiên, khi viết “Biển gọi”, ông không chỉ ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, không chỉ phác thảo gương mặt của những người anh hùng, miêu tả những hành động anh hùng mà ông còn có những trang viết bi tráng nói về sự hy sinh mất mát lớn lao của người lính.

“Biển gọi” là câu chuyện kể về đoàn tàu không số, về một chiến sĩ có tên là Vũ và đồng đội của anh – những chiến sĩ hải quân, những thủy thủ trên những con tàu nhỏ nhoi, đơn độc, len lách tìm tòi, khai mở những con đường mới trên biển cả mênh mông, lạ lẫm và đầy sóng gió, giông bão, giữa sự vây bủa trùng điệp của quân thù.

“Lúc mười giờ ba mươi phút ngày 16-2-1965, trung uý phi công Giê-mơ S. Bao-ơ của Lục quân (Mỹ), trong khi lái một chiếc máy bay lên thẳng UH.18 làm nhiệm vụ tải thương từ Quy Nhơn, bỗng nhìn thấy một chiếc tàu lạ được nguỵ trang nằm ở vịnh Vũng Rô thuộc bờ biển miền Trung của Việt Nam. Trung uý Bao-ơ lập tức báo cho cố vấn (Mỹ) chỉ huy “vùng duyên hải 2” là thiếu tá Hác-vây P. Rốt-giơ của hải quân Mỹ ở Nha Trang – Vụ Vũng Rô như sau này vẫn thường được gọi, đã trực tiếp dẫn tới chiến dịch mang tên Mac-kết Thai-mơ, một chiến dịch có sự tham gia hoạt động trên một mức độ rộng lớn đầu tiên của hải quân Mỹ trong chiến tranh (ở Việt Nam).

Thiếu tá Rốt-giơ báo ngay tin này cho người cộng sự của mình, là thiếu tá Thoại của hải quân Việt Nam tư lệnh “Vùng duyên hải 2” và bố trí một chiếc máy bay đi điều tra chiếc tàu lạ bị phát hiện. Lát sau có báo cáo: đó là một chiếc tàu thuộc loại đánh cá, dài khoảng một trăm ba mươi phít có lượng rẽ sóng khoảng một trăm tấn. Máy bay cường kích đã được điều tới và sau lần oanh kích thứ ba, tàu chìm xuống chỗ nước nông, mạn trái tàu bị úp xuống. Trận oanh kích thứ tư đánh vào một khu vực bên trên bãi biển, nơi nghi có chất các hòm chiến cụ đồng thời là nơi phân phát các vũ khí đi nơi khác.

Thiếu tá Thoại sau đó bố trí một đại đội quân  Nam Việt Nam (ngụy) của sư đoàn 23 ở Tuy Hòa bên cạnh đổ bộ vào khu vực bằng chiếc tàu đổ bộ LSM.405 của hải quân Việt Nam. Các đơn vị thuộc “nhóm ven biển 24” của hải quân Việt Nam cũng được lệnh giúp đỡ, và một đội SEAL (Hải cẩu)của hải quân Việt Nam được đề nghị cung cấp người lặn để tìm cách vớt chiếc tàu đã bị đánh đắm.

 

Thư viện xin trân trọng giới thiệu cùng quý bạn đọc!

Bài trướcTấm gương tiêu biểu năm 2016  về Công nghệ thông tin
Bài tiếp theoĐH Trà Vinh tổ chức ngày hội việc làm sinh viên 2017

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây