(GSV-GV) – Sáng 11/12, Đoàn khoa Nông nghiệp Thủy sản tổ chức Hội thảo nghiên cứu khoa học trong sinh viên kết hợp cuộc thi nghiên cứu khoa học “Research day” năm 2021 dành cho sinh viên các ngành thuộc Khoa bằng hình thức trực tuyến.

Phát biểu khai mạc, đồng chí Phạm Văn Đầy, Bí thư Đoàn khoa mong muốn, sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm tham gia không chỉ của sinh viên mà còn của các học viên cao học trong hoạt động nghiên cứu khoa học, nhiều đề tài sẽ tiếp tục được đầu tư nghiên cứu để được đăng các tạp chí uy tín trong nước hoặc phát triển thành các đề tài nghiên cứu cấp cao hơn.

Tạo môi trường nghiên cứu học tập cho sinh viên, qua đó khuyến khích và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong Nhà trường nói chung và sinh viên khoa Nông nghiệp Thủy sản nói riêng; tạo cơ hội cho sinh viên giao lưu, trao đổi các kiến thức về nông nghiệp, thủy sản, cũng như chia sẻ những vướng mắc trong quá trình nghiên cứu và học tập.

Ông Nguyễn Văn Thơ, Phó Trưởng khoa Nông nghiệp Thủy sản cho rằng: Đây là cơ hội tốt để các em sinh viên đánh thức tiềm năng nghiên cứu và định hướng đúng đắn cho sự sáng tạo của mình. Song song đó, đổi mới hình thức giảng dạy cũng như hình thức thi cử trong giáo dục thời đại mới, duy trì và nâng cao văn hóa tự học, tự nghiên cứu trong sinh viên.

Được biết, năm nay Ban tổ chức nhận được 11 đề tài nghiên cứu khoa học đăng ký tham gia đến từ sinh viên trong nhiều lĩnh vực: Trồng trọt, Nuôi trồng thủy sản, Chăn nuôi, Môi trường, Công nghệ sinh học gồm:

Sự phát triển bền vững của thanh long ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu; Sản xuất nấm xanh Metarhizium anisopliae phòng trị bọ dừa Brontispa longissima; Nghiên cứu nuôi tôm càng xanh toàn đực Macrobrachium rosenbergii; Nghiên cứu khả năng loại bỏ chất ô nhiễm trong nước thải sinh họat bằng rau dệu Altermanthera philoxeroides trong môn hình ngập nước kiến tạo vận hành.

Nghiên cứu của bẻ càng lên tăng truởng và tỉ lệ sống của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii De Man, 1879) toàn đực; Đánh giá hiệu quả của chiết thực vật lên độ bền hoa cắt cành ở hoa hồng (Rose hybrida L.) và hoa cúc (Chrysanthemum); Đánh giá hiệu quả của chế phẩm sinh học tổng hợp lên tăng trưởng, khả năng miễn dịch và phòng bệnh ngoại tử gan cấp tính (AHPND) trên tôm thẻ chân trắng.

Ảnh hưởng Lactbacillus plantarum lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và khả năng đáp ứng miễn dịch trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei); Ảnh hưởng độ mặn đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) toàn đực và Ảnh hưởng của lá cây Trichanthera lên năng suất gà thả vườn giai đoạn 5-13 tuần tuổi tại tỉnh Trà Vinh.

Tại cuộc thi, các nhóm sinh viên sẽ lần lượt trình bày đề tài nghiên cứu khoa học của mình. Sau đó được tranh luận cởi mở thông qua các vấn đề chưa rõ trong nội dung đề tài nghiên cứu.

Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức trao giải Nhất thuộc về đề tài “Đánh giá hiệu quả của chiết thực vật lên độ bền hoa cắt cành ở hoa hồng (Rose hybrida L.) và hoa cúc (Chrysanthemum)” của bạn Trần Thị Kim Như, sinh viên lớp Đại học Công nghệ sinh học khóa 2019.

Hoàng Nam

Bài trước07 ý tưởng tiêu biểu nhận giải tại Vòng chung kết Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp trong sinh viên năm 2021
Bài tiếp theoThẩm định năng lực đào tạo chuyên khoa cấp I tại Trường ĐH Trà Vinh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây