Slogan: “Vui chơi, học tập, giữ gìn, phát huy bản sắc”

Ngày thành lập: 09/9/2010

Ban Chủ nhiệm

  1. Chủ nhiệm:

Sơn Cao Thắng – Ban Giới và Dân tộc

SĐT: 0168.320.9245

Email: tsnhatthien88@gmail.com

 

  1. Phó chủ nhiệm (phụ trách Nghệ thuật):

Sơn Kim Hà – Bộ môn Nghệ thuật

SĐT: 0165.2777.488

Email: sonkimh@yahoo.com.vn

 

  1. Phó chủ nhiệm (phụ trách Văn hóa):

Sơn Ngọc Khánh – Bộ môn Văn hóa học

ĐT: 093.600.43.03

Email: ngockhanh@tvu.edu.vn

 

  1. Phó chủ nhiệm (phụ trách Phong trào):

Kim Chanh Thon – Ban Quản lý KTX

ĐT: 0168.222.66.16

Email: kimchanhthon@gmail.com

 

5. Phó chủ nhiệm (phụ trách Giới):

Thạch Ngọc Xuân  – Ban Giới và Dân tộc

ĐT: 090.496.44.05

Email: ngocxuanbgdt@tvu.edu.vn

* Lịch sử hình thành:

CLB Văn hóa, Nghệ thuật Khmer Nam Bộ tiền thân là Câu lạc bộ Khmer trực thuộc Ban Giới và Dân tộc. Câu lạc bộ chính thức hoạt động từ ngày 09 tháng 9 năm 2010 vào tối thứ năm hàng tuần tại Khu III, Đại học Trà Vinh với các lĩnh vực: Ngôn ngữ, Văn hóa, Nghệ thuật Khmer Nam Bộ và Kỹ năng mềm. Cùng với việc thành lập Câu lạc bộ, chương trình văn nghệ chào mừng các lễ lớn của dân tộc Khmer như: Chôl Chnam Thmây, Đônta, Okombok hàng năm và các phong trào văn hóa, văn nghệ cũng được tổ chức thường xuyên nhằm tạo sân chơi bổ ích và góp phần giữ gìn, phát huy văn hóa dân tộc.

Đến ngày 29 tháng 4 năm 2013 với sự phối hợp giữa Ban Giới và Dân tộc và Khoa Ngôn ngữ, Văn hóa, nghệ thuật Khmer Nam Bộ Câu lạc bộ Khmer đã có bước phát triển, trưởng thành và đổi tên thành Câu lạc bộ Văn hóa, Nghệ thuật Khmer Nam Bộ dưới sự quản lý và sử dụng nguồn kinh phí từ Ban Giới và Dân tộc. Câu lạc bộ được sinh hoạt vào lúc 18 giờ 30 phút các ngày thứ bảy hàng tuần tại sảnh khoa Nông nghiệp Thủy sản. Năm 2014, Câu lạc bộ dời sang sinh hoạt tại sân khấu khu Thực hành -Biểu diễn, khoa Ngôn ngôn ngữ – văn hóa – nghệ thuật Khmer Nam Bộ.

Được sự quan tâm sâu sắc từ Ban Giám hiệu, trưởng Ban, trưởng Khoa,  Câu lạc bộ Văn hóa, Nghệ thuật Khmer Nam Bộ ngày càng phát triển, là sân chơi bổ ích, phát huy sở trường, nghiên cứu học tập về văn hóa, nghệ thuật Khmer Nam Bộ.

* Chức năng:

Thu hút, tập hợp Công chức, viên chức; Đoàn viên – Thanh niên, Sinh viên – Học sinh và những cá nhân yêu thích ngôn ngữ, văn hóa và nghệ thuật Khmer nói riêng, văn hóa Việt Nam nói chung.

Giảng dạy, rèn luyện, phát hiện và bồi dưỡng thành viên tích cực để đóng góp vào hoạt động Văn – Thể – Mỹ của Khoa, Trường.

Hỗ trợ học sinh – sinh viên các kĩ năng nghề nghiệp cần thiết cho công việc tương lai.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi để Đoàn viên – Thanh niên đoàn kết rèn luyện và phát huy tính năng động, sáng tạo trong học tập và hoạt động phong trào.

* Nhiệm vụ của Câu lạc bộ:

Tham gia thực hiện các hoạt động phong trào của các Khoa, Trường.

Trang bị các kiến thức, kĩ năng và phương pháp trong các lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật Khmer Nam Bộ

Gìn giữ, bảo tồn và phát triển văn hóa-nghệ thuật Khmer Nam Bộ.

Tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm học tập giữa các sinh viên trong và ngoài Trường.

Tổ chức các khóa tập huấn kĩ năng chuyên môn cho học sinh – sinh viên, ưu tiên rèn luyện các kĩ năng biểu diễn nghệ thuật.

Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, hội thi về ngôn ngữ – văn hóa – nghệ thuật Khmer Nam Bộ.

Tổ chức giao lưu, tham quan tìm hiểu hoạt động văn hóa-nghệ thuật Khmer Nam Bộ thực tế tại các cơ sở Đoàn, cơ quan.

Kết hợp với các đơn vị tiến hành các hoạt động nghiên cứu nhu cầu, sở thích loại hình hoạt động văn hóa-nghệ thuật Khmer Nam Bộ, góp phần cải tiến hoạt động của CLB và các đơn vị.

Mở rộng hoạt động dịch vụ văn hoá văn nghệ, giao lưu phát triển thương hiệu Trường Đại học Trà Vinh.

* Lĩnh vực hoạt động:

Sinh hoạt các chuyên đề về văn hóa, nghệ thuật dân tộc Khmer;

Đào tạo hướng đến hình thành kĩ năng biểu diễn chuyên nghiệp cho sinh viên về các loại hình nghệ thuật dân tộc Khmer tiêu biểu: múa, âm nhạc…;

Sưu tầm, phổ biến thể loại văn học, âm nhạc, sân khấu… nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khmer;

Giới thiệu việc làm cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu làm thêm;

Thực hiện dịch vụ dịch thuật Khmer – Việt, Việt – Khmer.

 

Buổi ra mắt CLB Văn hóa Nghệ thuật Khmer: Văn nghệ giao lưu CLB

Bài trướcCLB Truyền thông
Bài tiếp theoTriệu Tố Hoa: Tấm Gương Học Giỏi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây